Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XIX Mùa Thường Niên (Mt 19,3-12) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 19,3-12

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Gs 24,1-13

Giousê triệu tập tất cả các chi tộc lại ở Sikem, rồi gọi các kỳ lão các thủ lãnh gia tộc, quan án, sĩ quan đến, và họ đứng trước mặt Thiên Chúa.

Đây là tường thuật về việc người ta gọi là “đại hội với Sikem”. Việc hợp nhất các bộ lạc không được thực hiện trong ngày môt. Phải nhiều, thật nhiều lần lặp lại Giao ước dầu đã được long trọng đóng ấn ở Sinai.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con kiên trì lặp lại giao ước với Chúa và với anh em chúng con. Xin giúp chúng con vượt qua chủ nghĩa cá nhân hay giai cấp hay chủng tộc của chúng con. Xin làm cho chúng con thực sự sống tình liên đới bên ngoài những giới hạn quá hẹp hòi của chúng con.

Giousê liền nói toàn dân như thế này: Chúa là Thiên Chúa Israel phán rằng: “Thuở xưa tổ tiên các ngươi là Tharê, cha của Abraham đã ở bên kia sông và đã thờ các thần ngoại. bấy giờ, Ta đã đem Abraham tổ phụ các ngươi từ bên kia sông, và đã dẫn đưa ông vào đất Canaan”.

Và Giosuê kể lại trọn lịch sử của các bộ lạc này, một lịch sử ẩn khúc qua tình trạng nô lệ rồi giải phóng.

Từ khởi điểm của cuộc mạo hiểm này sự chọn lựa cốt yếu là việc khước từ các ngẫu tượng, việc bỏ rơi các thần linh miền Euphráte mà các tổ tiên của Abraham thờ lạy là dấu chỉ của Đức tin mới mẻ vào Thiên Chúa thật.

Đối với chúng ta Hôm Nay cũng thế, việc bỏ rơi các thần giả là điều kiện cốt yếu để giải thoát chúng ta và thực sự gặp gỡ Thiên Chúa.

Đâu là những thần tượng của tôi? Các lý tưởng giả tạo? Các gắn bó quá mức vào các việc không đáng phải khổ công? Cuộc trở lại nào Chúa chờ đợi nơi tôi, để lặp lại một Giao ước chân thực hơn với Người?

Không cần nhớ đến cung kiếm của các ngươi. Ta đã ban cho các ngươi một vùng đất mà các ngươi không mất công đánh chiếm.

Ta biết rằng thực tế đó đã không được thực hiện mà không phải chiến đấu và nỗ lực.

Nhưng ở đây, tác giả nhấn mạnh tính nhưng không của Thiên Chúa.

Hiển nhiên, điều này còn chân thực hơn nữa đối với ơn đã được ban cho chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô:

"Thiên Chúa làm cho người ta nên công chính. Tất cả những ai tin đều được như thế. Thật vậy mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Giêsu Kitô" (Rm 3,22-24).

Ta đã cho các ngươi được ở những thành, mà các ngươi không phải xây cất. Ta đã cho các ngươi những vườn nho và vườn Oliu mà các ngươi không vun trồng.

Đây không chỉ là những thành và những vườn nho, những vườn ôliu mà Chúa muốn ban cho chúng ta, mà chính là sự sống thần linh của người: chương trình của Thiên Chúa không kém hơn việc cho chúng ta được thông dự bản tính Thiên Chúa của Người (2 P l,4). Chúng ta được dựng nên vì điều đó, được Thiên Chúa tạo lập từ đầu để trở thành con cái Thiên Chúa. Mà, cho cuộc mạo hiểm về vô cùng này, chúng ta khởi đi từ số không, và còn kém số không nữa.

Điều Giosuê nói ở đây về ơn ban Đất Hứa là hoàn toàn chân thực, khi nói về ơn ban cốt yếu của Thiên Chúa mà điều này biểu trưng. Cuộc thần hóa của chúng ta không tự' chiếm được! Không ai có quyền "người ta không tự tạo làm Chúa: người

ta chỉ có thể để cho mình được hình thành trong một tiếng “vâng" đầy khiêm tốn và biết ơn.

“Không phải vì tự chúng tôi, chúng tôi có khả năng để nghĩ rằng mình làm được gì, nhưng khả năng của chúng tôi là do ơn Thiên Chúa" ( 2 Cr 3,5).

Bài đọc II: Ed 16,1-15.60-63

Đoạn sách mà chúng ta suy niệm hôm nay là một đoạn mang tính phúng dụ: Êdêkien đã thoáng thấy lịch sử của Giêrusalem như một cuộc "tính sử "... lịch sử của một cô bé gái bị bỏ rơi, thất lạc, được một người nào đó tiếp nhận và yêu thương... rồi đến lượt cô nàng phản bội và đi sống nghề đĩ điếm.. nhưng rồi lại được tha thứ và được thương yêu trở lại...

Ta hãy suy niệm về câu chuyện đầy cảm động này.

Nguyên quán ngươi và dòng giống ngươi do tứ xứ canaan. Ngay lúc mới sinh, ngày ngươi chào đời, không ai cắt rốn ngươi, không nước tắm sạch ngươi, không có muối xa xát ngươi và không có tã lót, bao che ngươi, không người nào cúi xuống trên ngươi để săn sóc ngươi. Người ta đã quảng ngươi ngoài đồng trống, ghê tởm ngươi, ngay từ ngày ngươi mới sinh.

Một trẻ sơ sinh vô tội hoàn toàn bị bỏ rơi.

Ta đã ngang qua bên ngươi và đã thấy ngươi.

Đừng quên rằng đây là lời Thiên Chúa nói:

Ngươi lê lết trong máu me. Ta đã nói với ngươi: “Hãy sống”.

Thiên Chúa nói với chúng ta: “Hãy sống".

Thiên Chúa muốn chúng ta sống.

Ta đã làm ngươi lớn lên như cỏ đồng nội.

Cỏ đồng nội, thật chóng tàn úa, nhưng đẹp đẽ và sống động.

Ngươi đã nảy nở, đã lớn lên, đã trở thành một người phụ nữ. Bộ ngực nở nang, tóc tai mọc rậm... Ta đã thề với ngươi đã lập Giao ước với ngươi. Ta đã lấy dầu thơm sức cho ngươi. Đã cho ngươi măc áo thêu sặc sỡ, cho ngươi xỏ găng da mịn, chít đầu ngươi một giải gai mịn, choàng cho ngươi áo lụa là. Trang sức ngươi bằng các nữ trang. Thức ăn của ngươi là bột tinh lúa miến, mật ong và dầu. Ngươi trở nên càng ngày càng xinh đẹp và ngươi đã đạt, quyền đế vương.

Đó là một cuộc mạo hiểm lớn lao. Tiếp theo là những ân huệ phong phú.

Ngươi đã nổi danh trong các dân tộc vì sắc đẹp của ngươi, sắc đẹp ngươi tuyệt vời là bởi nhờ huy hoàng Ta chiếu trên ngươi, sấm của Đức Giavê Nhưng ngươi đã cậy vào sắc đẹp và lợi dụng danh tiếng mà sinh ra đàng điếm, ngươi đã phung phí các ân huệ cho mỗi kẻ qua đường.

Tội lỗi là thế đó.

Sự vô ân, lòng bất tín. Đó là vết thương tình yêu gây cho ngươi đã đổ đầy tràn ân huệ cho ta.

Chúng ta biết, các ngôn sứ nói rằng: Tội lỗi là một cuộc đời đĩ điếm".

Một người vợ thất trung như thế sẽ gặp cái gì?

Nhưng Ta, Ta sẽ nhớ lại lời giao ước đã ký kết với người vào thời xuân trẻ.

Cho đến lúc nào ta mới hiểu được?

Thiên Chúa còn phải làm gì để nói lên Người yêu ta đến thế Chúa còn phải lập lại với chúng ta điều này biết bao lần nữa?

Ta sẽ giữ vững một Giao ước vĩnh cửu vì lợi ích cho ngươi. Như thế ngươi sẽ nhớ lại và hổ thẹn, và trong cơn xấu hổ sẽ câm miệng khi Ta sẽ tha thứ cho tất cả những gì ngươi đã làm. Đó là sấm ngôn của Đức Giavê.

A, nếu tôi có thể im lặng lầu dài, và trong cõi thinh lặng của con người tôi, mà thưởng thức tình yêu vô biên Thiên Chúa ban cho tôi.

Những trang sách như những trang này đã là những trang sách của Tin Mừng: chúng ta đoán được Đức Giêsu, “ Vì chúng ta và vì phần rỗi chúng ta, đã từ trời xuống thế ". Ở đây chúng ta nghe trước các dụ ngôn của lòng nhân từ Chúa như: con chiên thất lạc, đứa con phung phá… Nhưng Êdêkien còn có cái đẹp, khi ông tả lại cho ta người vợ thất lạc và được tìm gặp lại, tình yêu đã tắt được nhen nhúm lại.

BÀI TIN MỪNG: Mt 19, 3-12

Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp loài người không được phân ly...Ai rẫy vợ mà lấy vợ khác là phạm tội ngoại tình.

Đức Giêsu đưa ra một lời kêu gọi đích thực, bênh vực tính bất khả phân ly của nếp sống lứa đôi. Rõ ràng toàn thể bản văn đều theo hướng đó: Hôn nhân biến đổi người yêu, có thể chỉ là những tình nhân tạm thời, trở thành "những bạn đời vĩnh cửu". " Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp".

Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu, mới hiểu.

Câu nói bí nhiệm trên của Đức Giêsu có ý trả lời cho một câu hỏi của các tông đồ, khi họ phát biểu: “Hôn nhân được quan niệm như thế, thì thật là quá đẹp, nhưng cũng khó quá!

Nếu phải như thế, thì thà đừng kết bạn còn hơn”.

Như thế, đối với Đức Giêsu, quan niệm cao đẹp nhất về tình yêu hôn nhân mà con người có được, phải là một "ân huệ của Thiên Chúa". Không phải hết mọi người đều hiểu được giáo lý của Đức Giêsu. Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết yêu thương cách gắn bó bền chặt, trung thành, mãi mãi …như Chúa.

Dứt khoát!

Lạy Chúa, xin giúp chúng con thoát khỏi những mối tình nông nổi nhất thời.

Điều đó tuần tự giả thiết phải giao chiến rất nhiều.

Có những người không kết hôn... vì từ khi lọt lòng mẹ, họ không có khả năng. Có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn, lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.

Lạy Chúa, lần thứ hai và về một đề tài khác, nhưng thực ra cũng rất mật thiết với nhau, Chúa kêu gọi đón nhận một thứ hiểu biết bí nhiệm do 'Thiên Chúa trao ban: lời nói trên đây của Đức Giêsu rất "mở ngỏ": Nó gọi mời ta một thái độ tinh tế, một khả năng nào đó để đón nhận. Nó gợi đến một "đặc sủng" cá nhân. Ta không thể xếp đặt nó trong luật chung của Giáo hội hay trên thế giới. Nhưng đó là con đường mở rộng, khác với hôn nhân: độc thân, tự nguyện tiết dục.

Điều đáng chú ý, là Đức Giêsu nhấn mạnh đến hai điểm:

1. Quyết định tự do, không do “bản chất" hay sức mạnh áp đặt.

2. Động lực sâu xa của quyết định tự nguyện này là:

“Nước Trời”. Đức Giêsu nói, có những người khước từ hôn nhân cũng như tất cả nếp sống dục tính, để dấn thân trọn vẹn trong Nước Trời với một tình yêu hầu như Thiên Chúa độc chiếm.

Như thế, Đức Giêsu nâng tình yêu đôi lứa lên một mức độ rất cao, bằng cách đặt vào đó một viễn tưởng đời đời. Và Người cũng khai mở cho nếp sống độc thân một mức độ rất cao, vì nó cùng có một viễn tượng như thế.

Cần ghi nhận đôi chút về ngoại lệ trong Tin Mừng Mát-thêu: "ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp”.

Mát-thêu là thánh sử duy nhất đặt xen kẽ luật trừ trên vào trong câu nói của Đức Giêsu, Đấng không chấp nhận một lý do nào cho việc bỏ vợ rẫy chồng. Từ Hy Lạp, có lẽ nên dịch là “trường hợp bất chính" hay “trường hợp điếm đàng”.

Ở đây hình như Mátthêu nhắm đến trường hợp những kẻ chung sống với nhau mà không kết bạn. Trong trường hợp này, không có ly dị theo đúng nghĩa nhưng là lập lại một tình trạng bình thường.

Trái lại truyền thống Chính thống giáo. Đông phương, dựa vào cơ sở đó để cho phép người phối ngẫu, là nạn nhân của người kia đã ngoại tình, được tái hôn. Lối giải thích đó không được Giáo hội Công giáo chấp nhận, ít ra như quy định bởi luật.

Nhưng Giáo hội vẫn chứng tỏ, đôi khi trong thực tế, do lòng thương xót, cần phải giải quyết một số trường hợp ngoại lệ Làm như vậy, Giáo hội chỉ muốn nhấn mạnh tính bất khả phân ly cơ bản của hôn nhân trong sinh hoạt thông thường: Cả hai trở nên...mãi mãi.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Câu hỏi về việc ly dị.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Diễn tiến câu chuyện.

a) Những người biệt phái chất vấn Chúa Giê-su về vấn đề ly dị (c3-9):

-Theo luật Môsê thì được phép ly dị Đnl 24,1-4).

Nhưng không xác nhận lý do ly dị, vì thế có sự bất đồng giữa những người theo phái phóng khoáng, nghĩa là chỉ vì một lý do rất đơn giản, như khi người vợ nấu một món ăn không ngon, cũng đủ lý do để ly dị; còn phải nghiêm khắc thì khi người vợ ngoại tình, người chồng mới được phép ly dị.

Chúng ta cần nhớ rằng luật pháp Do Thái thời đó chỉ nhìn nhận sáng kiến ly dị của người chồng mà thôi.

b) Từ phản ứng của các môn đệ trước câu trả lời của Người, Chúa Giê-su đã bàn đến vấn đề độc thân (c.10-12).

2. Vấn đề ly dị: Chúa Giê-su đã dựa vào sách sáng thế (1,27;2,24) để khẳng định rằng:

- Sự liên kết hôn nhân bắt nguồn từ thánh ý của Thiên-Chúa, vì thế sự ràng buộc của hôn nhân còn vượt qua sự ràng buộc của gia đình, bởi vì, để kết hôn, người ta “Sẽ phải rời bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ mình”. đây là sự kết hiệp của hai thân xác, nghĩa là “cả hai sẽ trở nên một xương thịt”. Ơ đây nói lên tính cách vĩnh hôn của hôn nhân. Điều này nhắc nhủ rằng, một khi người ta đã tuân phục thánh ý Chúa vì lòng mến Chúa, thì người ta sẽ trung thành trong đời sống hôn nhân trong mọi hoàn cảnh.

- Còn việc ly dị là một thể chế loài người tạo ra “vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu không có như thế đâu”. Điều này cho thấy rằng con người vì ích kỷ, nghĩa là đặt sự thoả mãn lòng mình trên hết, trên cả ý muốn của Thiên-Chúa nữa, nên họ đã bất trung với Chúa, và vì vậy, họ bất trung với nhau trong đời sống hôn nhân.

Nhìn vào những tai hại do hậu quả của việc ly dị trong hôn nhân, chúng ta nhận thấy Thiên-Chúa đã khôn ngoan đặt luật đơn hôn và vĩnh hôn cho hôn nhân, để bảo vệ hạnh phúc hôn nhân và gia đình, đồng thời đem lại trật tự và an bình cho xã hội loài người.

3. Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ thì thà đừng lấy vợ thì hơn!”:

vừa nghe Chúa Giê-su tuyên bố về việc không được ly dị, các môn đệ chỉ lưu ý mỗi một điều là cái đặc quyền của người đàn ông được phép tìm lý do để ly dị vợ mà không còn nữa, và như vậy thì không kết hôn còn tốt hơn!

nắm ngay lời nhận xét của các môn đệ nêu ra, Chúa Giê-su liền chuyển đổi ý nghĩa lời nhận xét ấy sang vấn đề độc thân.

Sự độc thân có những lý do khác nhau, cho nên giá trị cũng khác nhau. Bằng một hình ảnh cụ thể, Chúa Giê-su đưa ra những trường hợp khác nhau:

- Có những người là hoạn nhân từ lòng mẹ đã sinh ra như thế, đó là những trường hợp bất lực không thể kết hôn được.

- Có những người là hoạn nhân vì bị người ta hoạn: đó là những người không kết bạn được vì lý do khách quan.

- Có những người là hoạn nhân do tự ý sống như thế vì Nước-Trời: đó là những người tự ý sống độc thân vì Nước-Trời, bằng cách từ chối cuộc sống lứa đôi và gia đình, để sẵn sàng phụng sự cho Nước Chúa. lý tưởng sống độc thân này được đưa ra như một lời mời gọi dành cho một số người, ai được Thiên-Chúa cho hiểu mới hiểu được. Lý tưởng sống độc thân để phụng sự Thiên-Chúa và phục vụ tha nhân là một ơn gọi dành cho một số người. đáp trả ơn gọi này trong sự kiên trì sống đời độc thân là một vinh dự và là một của lễ cao cả dâng cho Thiên-Chúa.

4. Thánh Matthêu liên kết vấn đề ly dị trong hôn nhân với vấn đề độc thân là để trình bày cho thấy rằng hai lối sống này đồng hiện hữu trong Hội Thánh:

- Đối với những người có gia đình thì cần có lòng trung tín trong hôn nhân để làm chứng cho tình yêu của Thiên-Chúa.

- Đối với những người sống độc thân thì cần được tôn trọng vì đó là chứng nhân của Nước-Trời.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.